BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH MIỄN HỌC PHÍ CHO HỌC SINH TỪ MẦM NON ĐẾN HẾT THPT CÔNG LẬP

Trong phiên họp Bộ Chính trị ngày 28/02/2025 để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025.
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước.

CÁCH TÍNH HỌC PHÍ HOÀN TRẢ THEO NGHỊ ĐỊNH Số: 81/2021/NĐ-CP

Điều 8. Nguyên tắc xác định học phí

1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.

3. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.

a) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;

b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;

c) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

4. Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục

a) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định;

b) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội;

c) Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học; kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

ÁP DỤNG TÍNH THEO KHUNG HỌC PHÍ CẢI CÁCH MỚI NHẤT 2023.

CÁCH TÍNH:
-TH {4.12.HPTH}
-THCS {4.12.HPTHCS}
-THCS {4.12.HPTHPT}
không bao gồm các chi phí phát sinh hoặc các khoản phí tự quyên góp của nhà trường và phụ huynh tự phát.
Hoàn trả học phí được thanh toán trực tiếp từ phòng tài chính/kế toán của bộ giáo dục.kế hoặc thanh toán hoàn thiện trước 30/4 .

Học phí năm học 2024-2025 của các thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thành phố Hải Phòng

Học phí năm học 2024-2025 của Thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện theo Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND ngày 19/7/2024.

Theo đó, mức thu học phí từ năm học 2024 – 2025 của Thành phố Hải Phòng như sau

2. Thành phố Đà Nẵng

Học phí năm học 2024-2025 của Thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện theo Nghị quyết 49/2024/NQ-HĐND ngày 30/7/2024.

Theo đó, mức thu học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:2. Thành phố Đà Nẵng

Học phí năm học 2024-2025 của Thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện theo Nghị quyết 49/2024/NQ-HĐND ngày 30/7/2024.

Theo đó, mức thu học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:- Trong đó:


















+ Khu vực thành thị: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn.

+ Khu vực nông thôn: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Hòa Vang, trừ các cơ sở giáo dục thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

+ Khu vực miền núi: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Tại Nghị quyết 50/2024/NQ-HĐND, HĐND thành phố Đà Nẵng đã có những quy định chính sách hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm học 2024 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, sẽ gỗ trợ 100% học phí theo mức thu học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2024 - 2025 do Hội đồng nhân dân thành phố quy định, hỗ trợ trong 09 tháng của năm học 2024 - 2025.

3. Thành phố Hồ Chí Minh

Học phí năm học 2024-2025 của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện theo Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND ngày 16/7/2024.

Theo đó, học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông năm học 2024-2025 ở TPHCM như sau:

- Mức học phí từ năm học 2024 - 2025 đối với cơ sở giáo dục mần non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:Trong đó:

+ Nhóm 1: học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình



















Nhóm 2: học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

- Trẻ em mầm non 05 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).

- Mức học phí từ năm học 2024 - 2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân Thành phố để đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt.

- Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học Online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành

Học phí năm học 2024-2025 của các tỉnh thành còn lại

1. Trà Vinh

Học phí năm học 2024-2025 của tỉnh Trà Vinh sẽ thực hiện theo Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND ngày 29/6/2024.

Theo đó, mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm học 2024 - 2025 như

sau:Cơ chế thu, quản lý, sử dụng học phí và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí, phương thức chi trả thực hiện theo Chương III và Chương IV Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Thực hiện tốt dạy thêm, học thêm, học sinh chủ động, tự tin, đúng nguyên lý của giáo dục

(Thanh tra) -Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng, quản lý dạy thêm, học thêm không thể ngày một ngày hai mà cần kiên trì. Nhưng chúng ta không thể thấy khó mà không làm. Khi chúng ta thực hiện tốt, mối quan hệ thầy trò sẽ tốt hơn, phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tốt hơn, sẽ có một lớp học sinh chủ động, tự tin, đúng nguyên lý của giáo dục.

Ngày 6/3, Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm Trưởng đoàn đã làm việc, nắm tình hình triển khai Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) tại tỉnh Bắc Giang.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh Bắc Giang có 759 cơ sở giáo dục. Ngay sau khi Thông tư 29 được ban hành, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu đúng quy định của Thông tư 29.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.
Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.

Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là chất lượng giờ học chính khóa; tiến hành các giải pháp đa dạng, linh hoạt và phù hợp với đơn vị để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ôn thi cho học sinh cuối cấp.

Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách Nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh)…

Đồng thời kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết hết lòng vì học sinh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc dạy thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên; kịp thời xử lý phù hợp khi phát hiện vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.150+

TÁO QUÂN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
TRỰC DIỆN-SÂU SẮC

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường hướng dẫn học sinh tự học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Giáo viên tăng cường hướng dẫn, truyền cảm hứng cho học sinh về tinh thần tự học, chủ động học.

TIN TỨC GIÁO DỤC

Bộ GD&ĐT ban hành Quy định mới về dạy thêm, học thêm | Tin tức

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư nhằm mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định của pháp luật liên quan.